THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH
1. Âm dương là 2 mặt đối lập, mâu thuẫn, thống nhất, chuyễn hóa lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, trong âm có mầm mống của dương. Âm dương có cả trong thế giới hữu hình và vô hình.
2. Ngũ hành
Có 5 hành; Hỏa (lửa); Thổ (đất); Kim (kim loại); Thủy (nước); Mộc (cây cỏ)
2.1. Ngũ hành sinh:
- Thủy sinh mộc- Màu xanh
- Mộc sinh hỏa - Màu đỏ
- Hỏa sinh thổ - Màu vàng
- Thổ sinh kim - Màu trắng
- Kim sinh thủy - Màu đen
2.2. Ngũ hành khắc:
- Mộc khắc thổ - Tụ thắng tán
- Thổ khắc thủy - Thực thắng hư
- Thủy khắc hoả - Chúng thắng quả. Nhiều thắng ít
- Hỏa khắc kim - Tinh thắng kiên
- Kim khắc mộc - Cương thắng nhu.
CAN CHI VỚI NGŨ HÀNH, TỨ PHƯƠNG
1. Can với ngũ hành, tứ phương: Kết hợp từng cặp. Thể hiện Thiên khí
- Giáp Dương mộc Phương Đông
- Ất Âm mộc -
- Bính Dương hỏa Phương Nam
- Đinh Âm hỏa -
- Mậu Dương thổ Trung ương
- Kỷ Âm thổ -
- Canh Dương kim Phương Tây
- Tân Âm kim -
- Nhâm Dương thủy Phương Bắc
- Quý Âm thủy -
2. Chi với ngũ hành, tứ phương.
- Hợi Âm thủy Phương Bắc
- Tý Dương thủy -
- Dần Dương mộc Phương Đông
- Mão Âm mộc -
- Tỵ Âm hỏa Phương Nam
- Ngọ Dương hỏa -
- Thân Dương kim Phương Tây
- Dậu Âm kim -
- Sửu Âm thổ Bốn phương
- Thìn Dương thổ -
- Mùi Âm thổ -
- Tuất Dương thổ -
3.Biểu đồ xung khắc hại hóa hàng chi
Để cho dễ nhớ, chúng ta lấy bàn tay làm “sách”. Chỉ lấy 4 ngón (út, nhẫn, giữa, trỏ). Tương ứng với các vị trí đốt ngón tay là quy ước sau:
Tị | Ngọ | Mùi | Thân |
Thìn | |
Dậu |
Mão |
Tuất |
Dần |
Sửu |
Tý |
Hợi |
(ng. trỏ) (ng. giữa)(ng.nhẫn) (ng. út)
Chỗ đeo nhẫn là Tý, theo chiều kim đồng hồ mà lần lượt: Sữu, Ngọ, Mùi… (Chỗ quy ước là các chỉ ngăn cách đốt)
Thiên can, địa chi là gì?
1. Mười thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là:
Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (8), nhâm (9), quí (10).
- Số lẻ là dương can (giáp, bính mậu, canh, nhâm)
- Số chẵn là âm (ất, đinh, kỷ, tân, quí)
- Ngày lẻ (dương can) là ngày cương (đối ngoại)
- Ngày chẵn (âm can) là ngày cương (đối nội)
- Những cặp đối xung: Giáp và kỷ, ất và canh, bính và tân, đinh và nhâm, mậu và quí.
2. Mười hai địa chi:
Theo thứ tự từ 1 đến 12 là : Tý (1), sửu (2), dần (3) , mão (4), thìn (5), tỵ (6), ngọ (7), mùi (8), thân (9),dậu (10), tuất (11), hợi (12).
- Số lẻ là dương chi chỉ kết hợp với âm can.
- Ví dụ: Giáp tý, canh ngọ....
- Số chẵn là âm chi chỉ kết hợp với âm can
Ví dụ: Tân sửu, quí mùi...
- Những cặp đối xung: Tý và ngọ, sửu và mùi, dần và thân, mão và dậu, thìn và tuất, tị và hợi (nghĩa là hơn kém nhau 6).
- Tương hợp: có hai loại, nhị hợp và tam hợp.
Nhị hợp: Tý - sửu, Mão - tuất, Tị - thân, Dần- hợi, Thìn- dậu, Ngọ- mùi
Tam hợp: Thân - tý - thìn, Dần - ngọ- tuất, Hơi- mão - mùi, Tị -dậu - sửu
Như vậy mỗi chi chỉ có một xung (ví dụ tý xung ngọ), ba hợp (ví dụ tý hợp sửu, tý hợp với thân và thìn)
Lục thập hoa giáp. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.
Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến quí hợi. Từ năm thứ 61 trở lại giáp tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại giáp tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.
Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:
0: canh (ví dụ canh tý 1780)
1: Tân
2: nhâm
3: quí
4: giáp
5; ất (ví dụ ất dậu 1945)
6: bính
7: đinh
8: mậu
9: Kỷ
Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng dần, tháng hai là mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).
Tháng giêng của năm có hàng can giáp hoặc kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng bính dần.
Tháng giêng của năm có hàng can bính, tân là tháng canh dần
Tháng giêng của năm có hàng can đinh, nhâm là tháng nhâm dần.
Tháng giêng của năm có hàng can mậu quí là tháng giáp dần
Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).
Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).
Giờ: một ngày đêm có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ tý (chính tý lúc 0 giờ). Giờ ngọ (chính ngọ lúc 12 giờ trưa).
Ban ngày tính giờ dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ dậu đến hết giờ sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ tý của ngày hôm sau.
Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:
Tương xung: Có Lục xung hàng chi:
- Tý xung ngọ
- Sửu xung Mùi
- Dần xung Thân
- Mão xung Dậu
- Thìn xung Tuất
- Tị Xung Hợi
Và tứ xung hàng can:
- Giáp xung canh,
- ất xung tân,
- bính xung nhâm,
- đinh xung quí, (mậu kỷ không xung).
Nhưng khi kết hợp lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).
Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) giáp tý xung khắc với tuổi nào?
Tính hàng chi: tý xung ngọ, vậy giáp tý (xung với giáp ngọ, canh ngọ, bính ngọ, nhâm ngọ, và mậu ngọ)
Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ hành" ta thấy:
Giáp tý thuộc kim:
Giáp ngọ thuộc kim vì thế tương hoà.
Canh ngọ thuộc thổ, bính ngọ thuộc thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có nhâm ngọ thuộc mộc, mậu ngọ thuộc hoả là tương khắc.
Tính hàng can: Giáp xung canh.
Giáp tý thuộc kim:
Canh tuất, canh thìn đều thuộc kim vì thế tương hoà
Canh tý, canh ngọ đều thuộc thổ đều tương sinh
Chỉ có canh Dần và canh thân thuộc mộc là tương khắc.
Vậy ngày (hoặc tháng năm), giáp tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là nhâm ngọ, mậu ngọ, canh dần, canh thân:
Tương hình: Theo hàng chi có :
- tý và mão (một dương, một âm điều hoà nhau).
- Tỵ và dần thân (tị âm điều hoà được với dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).
Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với thìn, ngọ với ngọ.
Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau:
Tý và mùi, sửu và ngọ, dần và tị, mão và thìn, thân và hợi, dậu và tuất.
Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.
-Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).
Để tìm năm âm lịch khi biết năm sinh dương lịch hãy lập bảng sau để đối chiếu:
Lấy năm dương lịch trừ đi bội số của 60 còn số dư, đối chiếu với bảng thì ra năm âm lịch.
Vd: năm 1996. (60 * 33 = 1980). 1996-1980= 16. Đấy là năm Bính Tý
| Giáp | Ất | Bính | Đinh | Mậu | Kỷ | Canh | Tân | Nhâm | Quý |
Tý | 04 | | 16 | | 28 | | 40 | | 52 | |
Sửu | | 05 | | 17 | | 29 | | 41 | | 53 |
Dần | 54 | | 06 | | 18 | | 30 | | 42 | |
Mão | | 55 | | 07 | | 19 | | 31 | | 43 |
Thìn | 44 | | 56 | | 08 | | 20 | | 32 | |
Tỵ | | 45 | | 57 | | 09 | | 21 | | 33 |
Ngọ | 34 | | 46 | | 58 | | 10 | | 22 | |
Mùi | | 35 | | 47 | | 59 | | 11 | | 23 |
Thân | 24 | | 36 | | 48 | | 00 | | 12 | |
Dậu | | 25 | | 37 | | 49 | | 01 | | 13 |
Tuất | 14 | | 26 | | 38 | | 50 | | 02 | |
Hợi | | 15 | | 27 | | 39 | | 51 | | 03 |
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét